[0:20] CON ĐƯỜNG CỦA ĐỨC PHẬT
Vấn đề lớn nhất của con người ở đây là Sức Khỏe, Giới Hạnh và Trí Tuệ thôi. Phật giải quyết vấn đề đó là đưa ra con đường cho mọi người học tập để đưa đến một đời sống Đạo Đức, Phạm Hạnh và Trí Tuệ.
[0:41] KHI CON NGƯỜI KHÔNG THAM SÂN SI, LÚA KHÔNG CẦN PHẢI TRỒNG
Ngày xưa, thời Đức Thế Tôn khi con người chưa Tham, Sân, Si thì lúa không cần phải trồng, gặt buổi sáng thì buổi chiều mọc, hạt lúa không có trấu, ra gặt rồi lấy về nấu ăn thôi, tự nó mọc, lấy bao nhiêu cũng không hết được. Thiên nhiên ưu đãi, cái gì cũng đầy đủ hết nhưng mà do Tham, Sân, Si rồi nó mất đi.
[10:05] 8 CÁI KHỔ
Đức Phật khẳng định có 8 cái khổ: Sanh, Già, Bệnh, Chết, Oán tằng hội khổ, Ái biệt ly khổ, Cầu bất đắc khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ. Sự sanh, già, bệnh, chết đều là khổ thì mình đã thấy đó. Đó là chân lý, không có ai thay đổi được.
Mọi người thấy bệnh là khổ. Ở đời mà làm ăn thất bại hay kiếm cái gì đó không được đều là khổ. Chẳng hạn như yêu đương ai đó mà người ta bỏ mình thì khổ. Ở đời mình nghiệm ra như thế là biết được có sự khổ.
Ví dụ mọi người nói ở nhà có người thành đạt, hạnh phúc nhưng mà rồi đến khi nó cũng không chống được già chết. Ai nói là tôi sinh ra không bệnh? Nhưng mà sống lâu rồi cũng đến lúc già chết. Chắc chắn đó là sự hiển nhiên không ai chống cự được.
Không có ai già mà không khổ. Tất cả người già đều khổ, làm không được rồi nằm liệt chờ con cái cho ăn uống mà nói không khổ là không có. Nên già là khổ, bệnh là khổ. Đó là hiển nhiên chân lý mà sự khổ khởi lên.
[11:52] Hết vui lại sinh ra khổ: Cuộc vui thường ngắn ngủi, không lâu bền, chẳng hạn như vui hôm nay, mai lại chia ly. Đã có sự khổ và vô thường ở đó. Chắc chắn ở đời là khổ.
Chết khổ: Kể cả khi thân thể này hoại đi mình cũng thấy khổ.
Ái biệt ly khổ: người thân biệt ly, yêu đương chết khổ.
Oán tằng hội khổ: ví dụ mình đang đi thì gặp kẻ thù rồi mình lo sợ bị đánh đập… Kẻ thù của mình mà nên mình sợ bị hại là mình khổ rồi.
Tất cả sự khổ đều do tham sân si gây ra cả.
[13:13]Cầu bất đắc khổ: mình cầu được này được kia mà không được là khổ rồi.
[1:36] MONG MỌI NGƯỜI KHI NHÌN THẤY THẦY ĐI MÀ TÒ MÒ RỒI TÌM HIỂU KINH SÁCH
Con mong mọi người từ cái chỗ mà con đi rồi họ tra trên mạng coi ông này là như thế nào, tu hạnh gì, pháp môn gì, cái bang hay là cái gì… Họ tra trên rồi họ mới tìm được Kinh Sách. Thông qua đó giúp cho họ hiểu về Phật Pháp.
THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM: 26/03/2024 tại Cầu Ghép, Tĩnh Gia, Thanh Hóa – Vô Sanh đi theo Thầy
[2:17] Nam Phật tử cầm bánh cúng dường cho Thầy lúc 15:30 Thầy cười và nói
“À thôi. Có tấm lòng tốt là được rồi nhỉ. Cảm ơn tấm lòng tốt nhỉ. A di đà Phật.”
[2:38] Thầy Vô Sanh cầm ô đi theo Thầy Minh Tuệ
[2:45] Thầy Vô Sanh đeo ba lô xanh đứng nói chuyện với Thầy Minh Tuệ
[3:08] Nữ Phật Tử chạy xe Dream chở đồ ngồi trên xe đưa tiền cho Thầy Minh Tuệ. Thầy giơ tay nói “Con không lấy tiền”
[3:24] Anh áo trắng chạy xe máy ngồi trên xe chìa tay ra và nói với Thầy “Nào. Bắt tay cái nào.” Thầy cũng đưa tay ra bắt, khi nghe anh nói “Khỏe mạnh nha” thì Thầy cười đáp “Vâng. A di đà Phật.”
[4:05] Thầy đi qua cột mốc QL1 Km342 81Km về hướng Ninh Bình.
[4:35] Anh Phật tử cạo tóc gặp Thầy nói “Con có bánh thôi, không có tiền. Con gặp Sư từ hôm qua nhưng hôm qua vội quá, con không dừng được.”, Anh để chai nước vào bình bát của Thầy. Sau đó định đưa cho Thầy hộp bánh Chocopie thì Thầy giơ tay nói “À bánh thì thôi. Không dùng được nhỉ.” Anh nói tiếp “Con biết sư ăn một bữa nhưng thôi Sư cầm mai ăn sáng. Con từ tận Thái Bình vào đây hơn 100km cơ. Nhưng giờ con lại phải đi rồi. Đây con gửi Sư.” Thầy nói tiếp “Nhưng bánh thì buổi sáng dùng rồi, giờ không dùng nữa nhỉ. A di đà Phật”, rồi Thầy giơ tay chào anh và đi tiếp.
THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM: 26/03/2024 17h Thầy đến Quảng Xương, Thanh Hóa.
[6:38] THẦY NÓI ĐƯỜNG ĐƯỜNG CHÍNH CHÍNH TU HÀNH, QUAY HAY KHÔNG CŨNG KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ
“Con là người tu hành. Quay hay không đối với con cũng như nhau à. Chẳng hạn như mình phạm tội lỗi gì, mình mới sợ người ta quay phim, chụp hình chứ. Con muốn khẳng định với mọi người mình là người tu hành, mình không lừa dối ai cả và khẳng định mình là người tu hành để giữ cho mình đừng có ra đời nữa, cứ tu miết cho tới chết đi. Để tạo cái niềm tin cho bản thân với mọi người đấy.”
[8:03] VÔ THƯỜNG
“Theo nghĩa Kinh, vô thường là cái đời sống nó thay đổi, phút chốc rồi nó thay đổi, nó già chết. Cuộc đời này cũng vô thường mà cũng không vô thường, không phải là cái gì cũng vô thường cả. Như mọi người thấy hư không này đâu có sanh diệt, nó mãi thường hằng, mọi người thấy hư không có thay đổi gì đâu. Thế gian này có cái thường, có cái vô thường. Mình tu hành là để đạt từ cái vô thường đến cái không vô thường, để mình bất tử. Mình tu hành theo lời Phật thì không có khổ nữa.
Nhưng mà tất cả mọi cái theo Pháp Hữu Vi thì đều là vô thường. Như cây cối hay sự sống thì đều là vô thường, sự già, sự chết là đã có. Con đã chứng nghiệm thấy là mọi người đều đi đến già chết, không có ai sống mãi cả. Đó là vô thường. Thực tế là con sẽ già chết, mọi người cũng sẽ già chết. Cái đó đã là sự vô thường của cuộc đời rồi.
Còn có những cái không vô thường thì mình phải nỗ lực tu hành theo Phật. Đó là trung đạo đấy. Nó đạt đến Niết Bàn thì nó không có vô thường ở trong đấy nữa.
Tất cả mọi cái có cả vô thường và cả không vô thường ở trong đấy chứ mình không khẳng định tất cả mọi cái đều là vô thường.”
[13:40] VÔ NGÃ
Như mình nói thân mình không già nữa nhưng mà nó cũng tự già đi, tự chết đi. Nếu mà của mình thì mình nói đừng có chết nữa, đừng có bệnh nữa nhưng vì thân này không phải của mình nên mình không điều khiển được.
Muốn vượt qua được sanh, già, bệnh, chết thì mình phải tu tập, khi đó mình không có ngã nữa là thành vô ngã.
Cái ngã sinh ra từ tham, sân, si. Hết tham sân si thì nó không có ngã nữa. Chẳng hạn cái ngã mạn này nói rằng tôi hơn, tôi thua hoặc là tôi bằng tôi như thế này, tôi như thế kia, tôi đẹp, người kia xấu, yêu ghét, giận hờn… Tất cả tham, sân si đều do cái ngã mạn này. Ngã mạn này do chấp thủ, chấp thân, khi mình vượt qua thì nó không có ngã nữa.
[15:28] Cái ngã do lục thứ sinh ra?
Lục thức đều nằm trong tham sân si cả. Khi mà lục căn, lục trần tiếp xúc với nhau thì nó mới sinh ra tham sân si. Nếu một người ở đời mà cho dù lục căn, lục trần tiếp xúc mà nó không khởi lên Tham Sân Si thì nó không có ngã. Tất cả đều do thương ghét ở trong đó dẫn đến tham ái, sân hận, si mê rồi mới thành ra ngã mạn. Ai mà tiêu diệt Tham Sân Si thì ngã mạn cũng tiêu diệt luôn.
Cái ngã có nguồn gốc từ Vô Minh mà gây ra. Vô Minh bản chất của nó là Tham Sân Si, không hiểu biết theo đường lối. Đó là vô thường khổ vô ngã.
Lý thuyết là như thế nhưng mà để tự mình chứng được, tự mình kiểm nghiệm, tự mình thấy rõ là cả một vấn đề, phải tập học nhiều. Buông bỏ, xả bỏ rồi khi đó mới thấu triệt được.
Con nói là nói theo Kinh Sách và sự hiểu biết của mình đấy.
Tham Sân Si gọi là nguyên nhân (Tập Đế), khi thấy được như thế gọi là Đạo Đế rồi.
[17:27] ĐẠO ĐẾ LÀ GÌ?
Đạo đế là con đường đưa đến diệt khổ.
“Diệt vô thường đưa đến diệt khổ, đưa đến diệt ngã để trở thành cái không có ngã.”
[17:47] Ở trên đời này có cả khổ và không khổ, có cả thường và vô thường, có cả ngã và không ngã. Nó đi chung chứ không phải là không ngã cả. Hay là tất cả đều khổ, có chỗ không khổ.
[18:8] CÒN THAM SÂN SI LÀ CÒN KHỔ
Khi con người tu hành vượt qua khổ, tiêu diệt hết khổ, đạt đến Niết Bàn thì ở đó không có sự khổ nữa. Nếu mình vẫn còn Tham Sân Si, chưa đạt đến cảnh giới Niết Bàn thì mình vẫn còn khổ.
[18:40] KHÁI NIỆM NIẾT BÀN
Không còn khổ nữa là Niết Bàn. Khi mình không tham, không sân, không si nữa, cái gì cũng thấu rõ hết mọi nguồn căn, không còn bị chi phối bởi dục thế gian, không có tham sân si chi phối nữa đó là Niết Bàn.
[19:00] HƯ KHÔNG
Hư không là vô tận, không cái gì, không biết được nó ở đâu cả. Hư không là bất biến, thường hằng, thường trú, không có gì thay đổi được nó cả. Nó không bị tiêu diệt, đó là hư không.
[19:30] CUỘC SỐNG LUÔN CÓ 2 MẶT
Ở đời có cả thường và vô thường
Có cả ngã và vô ngã
Có cả khổ và có cả không khổ
Nó luôn có 2 mặt, khi mình vượt qua cảnh giới này thì nó đạt cảnh giới kia. Nếu mình còn khổ, khi vượt qua khổ thì sẽ không khổ nữa.
[19:54] A LA HÁN
A la hán thì hết khổ rồi, diệt khổ rồi. Sự Tam Pháp Ấn là như thế. (Tam Pháp Ấn: vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định, chứng nhận tính chính thống của giáo lý đạo Phật. Mọi giáo lý của đạo Phật đều phải mang ba dấu ấn đó)
A la hán là tâm không có Tham Sân Si nữa, lậu đã tận (Lậu có nghĩa là chất mủ rỉ chảy từ thân cây. – Hoặc có nghĩa là dơ bẩn, ô uế hay là mê mờ, mê lẫn. Trong giáo pháp nhà Phật, hai từ “lậu hoặc” nhằm ám chỉ những chất dơ bẩn, như là những dòng máu mủ hôi tanh dơ dáy, không ngừng rỉ chảy làm ô nhiễm tâm trí chúng sanh.), phạm hạnh đã thành. Các việc cần làm đã làm xong, không trở lại trạng thái này nữa.
A la hán là đệ tử của Phật. Trong Kinh Sách gọi là hàng Thanh Văn.
[20:51] ĐỘC GIÁC PHẬT
Tự mình tu hành, tự mình giác ngộ nhưng chưa đạt đến ngôi vị Chánh Đẳng Giác.
Độc giác vẫn còn giới hạn, vẫn chưa biết một số nhưng ở mức cao hơn Thanh Văn.
[20:59] CHÁNH ĐẲNG GIÁC
Là toàn giác, cái gì cũng thấy biết hết, là tột cùng, tối thượng, hết cỡ, hết mức tột độ cuối cùng của trí tuệ.
Trí tuệ viên mãn, thiền định viên mãn, giới luật viên mãn. Thấu triệt hết tất cả mọi cái là Chánh Đẳng Giác.
Không có cái gì mà không hiểu biết cả,
[22:00] Chị shipper đưa trà sữa cho Thầy. Thầy cười nói “Buổi sớm mới dùng được nhỉ. Hữu duyên buổi sớm gặp thì bố thí được nhỉ”. Một anh trên đường lúc đó cũng đưa nước ngọt cho Thầy thì Thầy nói “Buổi sớm gặp thì cho được”. Thầy chào và nói “Nam mô A Di Đà Phật. Con cảm ơn tấm lòng tốt nhỉ.”
[24:22] Lúc 18:00 Ngày 26/3/2024, Thầy Minh Tuệ và Thầy Vô Sanh đến Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quảng Xương, Thanh Hóa.
[24:54] Cảnh Thầy ngồi trên bậc gần hồ nước.
[24:58] Thầy trò chuyện với Vô Sanh và 1 người nữa.
Vô Sanh: Em đi với Thầy cũng gần 1 tuần rồi.
Thầy Minh Tuệ: Anh này cũng kiên trì, ra nghĩa địa ngủ. Tốt đẹp!
Vô Sanh: Lúc nãy có tấm vải đẹp đấy Thầy ạ! Tấm vải bên đường Thầy chỉ cho con đấy.
Thầy Minh Tuệ: Thế có lấy không?
Vô Sanh: Con định lấy nhưng mà trong này con gần đủ rồi ấy. Sau con tính lấy, đẹp! Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại thôi khoan đã, từ từ…
Thầy Minh Tuệ: Khi đủ duyên thì lấy.
Vô Sanh: Khi nào đủ duyên rồi mình phát tâm mình lấy nó thoải mái. Nhưng mà cái tấm vải ấy đẹp hơn nữa, đẹp lắm, dày.
[25:54] Thầy nói về nghĩa trang: “Ở đây mát, sạch sẽ. Mấy lần trước đi bộ hành con hay ghé con nghỉ ở đây.”. Có người hỏi “Thầy hay ngủ ở đây luôn à?” Thầy nói: “Vâng, ở đây. Đa số ở đây với nghĩa địa, nghĩa trang Tĩnh gia đấy. Đến Thanh Hóa nhưng mà đi bên kia. Con chỉ lên được 1 lần thôi, ngủ ở cái đền thờ ở núi Hàm Rồng đấy. Còn phía bên kia thì đa số con nghỉ ở nghĩa địa ven đường. Nói chung, ngày xưa mà con đi ấy, tối là con mới tấp vào đấy, con nghỉ rồi con mới đi.”
[26:54] Thầy nói: “Khi mà được mọi người chú ý đấy, này nọ, đăng bài, coi trọng rồi gặp gỡ để coi cái tâm mình hắn có tham không. Chứ không hắn ưa thích như thế để khi mà không có ai nữa hay người ta nói, người ta chê xem nó có buồn khổ không. Để khắc phục cái cung kính, lợi dưỡng mình cũng bỏ đi. Chẳng hạn, nổi hay không mình cũng không quan tâm cái việc ấy. Có ghét hay không, mình cũng trải lòng không hề sân hận họ. Cái đấy cũng quan trọng, phải tập xả được mới được. Chứ không là tham nó đến, rồi sân nữa. Nó đa chiều ở trong đó chứ không phải 1 chiều.”
[27:50] THẦY BẮT ĐẦU BỘ HÀNH KHI NÀO?
YTB: “Hình như mấy năm trước Thầy cũng đi như này đúng không ạ?”
Thầy Minh Tuệ: “Dạ 6 năm trước. Năm 2018 con bắt đầu đi, bỏ chùa, bỏ nhà. Bỏ chùa thì khi ấy con bắt đầu bộ hành đi trên đường. Nói chung con cũng không có hành trình đi Bắc Nam để làm gì cả. Nhưng mà lấy cái quãng đường để mình rèn luyện, học tập. Mình bắt đầu đi từ năm 2018, đến bây giờ con đi là lần thứ 4. Đi ra đi vào, 4 lần con đi. Đi thì nói chung là con không phải tính 4 lần hay mấy lần nữa nhưng mà hữu duyên với lại khi nào con cũng bộ hành. Cứ suốt đời con bộ hành.”
YTB: “Nhưng mà đến lần này con mới thấy là Thầy nổi tiếng trên mạng.”
Thầy Minh Tuệ: “Dạ đến lần này thì do thông tin mạng họ đăng rồi mới như thế này chứ trước con đi là không ai biết, con đi âm thầm đó. Rồi đi tới đâu rồi xin họ nghỉ 1 tối hay là cái gì họ cũng không để ý, không có chụp. Nhưng mà sau này có mấy cái anh đi ở trên Đắk Lắk, ở trên đấy rồi ở trong miền Nam ra, rồi sau này họ quay phim, họ hỏi rồi thành ra mọi người ai cũng biết đấy chứ. Chứ trước là không có, con đi không hề ai biết cả.”
YTB: “Có cái anh gì đi lên núi thăm Thầy đấy ạ.”
Thầy Minh Tuệ: “Anh Nhân Gà. Anh Nhân ở trong Nha Trang ấy. Anh đấy thì cũng do mấy người ở ngoài (Hà Nội). Con đi ngang cái cầu Long Biên, có anh nào chụp đó rồi nói. Hay là ở trên Đắk Lắk có người tung ở trên đó. Nhưng mà trước đó thì anh đó cũng chả biết. Tại vì ra ngoài miền Bắc mới như thế này chứ ở trong miền Nam người tu thì nhiều thì họ thấy bình thường. Con cũng là một người tu ở trong đó mà. Rồi sau do con đi như thế, họ quay rồi như thế này để xem mình… nói chung là tập có cũng như không có, kiểu họ có biết hay không biết thì mình cũng như nhau cả. Tại vì mình cỡ nào thì ngày mình cũng khất thực mình ăn 1 bữa, mình giữ giới, tiền bạc mình không lấy. Không có tiền, khi nào cũng thế thì mình bình thản để kiểm tra cái tâm của mình.”
YTB: “Không đụng đến tiền bạc tâm nó thanh thản.”
Thầy Minh Tuệ: “Vâng, không có tiền.”
[30:24] PHIM CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT
Người hỏi: “Con có xem phim Cuộc đời Đức Phật.”
Thầy Minh Tuệ: “Mình nghe kinh sách Ngài, mình học tập theo Phật mà. Mình làm đúng như thế. Con thì suốt đời con không có nhận tiền, không lấy tiền bạc gì hết. Con đi tu không phải là để danh lợi, con không vì cái đấy. Con đi tu theo cái lời dạy chân chính của Phật. Con có niềm tin rồi con mới đảnh lễ con làm theo cái lời dạy ấy để mục đích là đạt được cái sự thoát khổ của mình đấy. Mình hữu duyên với ai thì mình nói mà ước nguyện cho mọi người đều hạnh phúc. Mình cũng được hạnh phúc mà mọi người cũng được hạnh phúc.”
[31:30] TỨ NIỆM XỨ
YTB: “Thầy có đang thực hành Tứ Niệm Xứ và Từ Bi Hỷ Xả không ạ?”
Thầy Minh Tuệ: “Vâng, Tứ Niệm Xứ thì thiền quán 4 chỗ Thân Thọ Tâm Pháp. Còn Từ Bi Hỷ Xả thì là pháp môn Từ Vô Lượng Tâm. Cái đấy trong 37 phẩm trợ đạo đấy. Từ Bi Hỷ Xả thành tựu được thì cũng tốt đẹp nhưng mà tùy theo mỗi người, tất cả nó đều là chung với nhau cả. Tứ Niệm Xứ cũng Từ Bi Hỷ Xả. Nói chung là mỗi người tu hành thiền định theo Phật phải có tâm từ bi chứ không có thì cũng chả Tứ Niệm Xứ được. Nếu từ bi không có mà sân hận thì làm sao mà Tứ Niệm Xứ được.
[32:36] TRÁNH MƯA
“Thuận tiện chỗ nào… như ở đây có mấy cái nhà này (trong nghịa địa) tránh mưa được. Lỡ mưa mình tránh, mình vào minh ẩn nấp. Dưới cầu cũng ngủ, thuận tiện mưa ấy hay là bãi trống, gốc cây, khu rừng rậm mà có cái chỗ sạch sẽ đấy, đừng có cỏ mình cũng vào ngủ cả. Ở ngoài ruộng, ngoài nhà, nói chung là thuận tiện. Chỗ nào mà họ đừng đuổi mà yên tĩnh là ngủ được,”